Cá Trân châu

Cá Trân châu

Cá Trân châu hay còn gọi là Cá bình tích, trong tự nhiên được tìm thấy chủ yếu ở các mương, ao nước ngọt, chúng có màu sắc rất đa dạng. Từ 3 màu của cá nguyên thủy là trắng, vàng cam và đen sau đó chúng được lại tạo ra với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng khác nhau mang lại một vẻ đẹp thu hút và trở thành một trong những loại cá cảnh được nhiều người thích nuôi nhất.

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

ĐẶC ĐIỂM, SINH SẢN VÀ CÁCH NUÔI

ĐẶC ĐIỂM 

Cá bình tích là loài cá đẹp nhiều màu sắc và được nhiều dân chơi cá cảnh và bể thủy sinh lựa chọn.

Hồ thủy sinh nuôi cá bình tích

Hồ thủy sinh nuôi cá bình tích

Cá bình tích là loài cá sinh sản nhanh, hiền lành và thân thiện nên bạn có thể nuôi chung với nhiều loài cùng kích cỡ hoặc nuôi trong hồ thủy sinh.

Tuy nhiên loài cá này cũng có hành vi cắn đuôi hay vây của các loài cá khác có kích thước nhỏ hơn. Vì thế khi nuôi cá bình tích cùng với các loài cá có vây dài và đẹp thì nên chọn những loại có kích thước lớn hơn một chút hoặc đủ mạnh để có thể ngăn cản được sự quấy rối cắn đuôi hay vây của cá bình tích.

Cá bình tích là loài sống theo đàn nhỏ hoặc theo nhóm. Khi nuôi nhiều cá bình tích trong bể thì chúng sẽ chia thành những nhóm nhỏ cho các bạn chiêm ngưỡng được những hành vi vô cùng thú vị của chúng. Trong mỗi nhóm nhỏ có sự phân cấp rất nghiêm ngặt, con đực có kích thước và màu sắc nổi bật nhất sẽ là con đầu đàn.

Cá bình tích sống thành từng nhóm hoặc đàn nhỏ

Cá bình tích sống khỏe mạnh và phát triển tốt nhất trong môi trường nước có độ pH từ 6.0 đến 7.0 và nhiệt độ từ 25 – 30°C. Cá bình tích không yêu cầu quá cầu kì về hệ thống lọc nước. Tuy nhiên để nguồn nước trong bể luôn trong sạch và ổn định thì bạn nên lắp máy lọc tràn khi đó cá cũng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cá bình tích là loài ăn tạp: chúng có thể ăn thức ăn khô như cám đóng gói, cỏ, rong rêu gây hại cho bể thủy sinh, sinh vật phù du. Khi nuôi cá bình tích sinh sản thì bạn cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tươi như trùn giun đỏ hoặc bobo để cá có sức khỏe và sức đề kháng tốt trong giai đoạn sinh sản.

2. Phân loại cá bình tích thường gặp

Cá bình tích gồm có 4 loại cơ bản được phân biệt theo màu sắc:

Cá bình tích trắng.

Cá bình tích đen.

Cá bình tích vàng.

Cá bình tích vàng

 

Cá bình tích trân châu.

Cá bình tích trân châu

Cá bình tích trân châu

Bạn cũng có thể lai ghép cặp giữa các loại cá bình tích để có được những con cá có màu sắc mới tạo thêm sự phong phú và đa dạng cho đàn cá.

3. Chăm sóc cá bình tích khi sinh sản

Cá bình tích rất mắn đẻ. Mỗi năm cá đẻ từ 2 đến 4 lứa. Mỗi lứa từ 20 đến 50 con.

Cá bình tích là loài ấp trứng trong bụng sau đó sẽ đẻ con.

Cá bình tích đẻ con cần tách riêng ra một bể khác

Cá bình tích đẻ con cần tách riêng ra một bể khác

Khi cá cái bụng to chuẩn bị đẻ thì bạn cần vớt cá cái tách riêng ra một bể hay hồ thủy sinh có thả những cây thủy sinh hoặc rong. Hàng ngày bạn nên thay từ 1/2 đến 2/3 lượng nước trong bể để tạo môi trường kích thích cá đẻ nhanh.

Sau khi cá đẻ thì thì vớt cá mẹ thả vào bể ban đầu chỉ để cá con lại. Bạn cho cá con ăn và chăm sóc đến khi chúng lớn thì mới thả vào bề lớn. Chú ý cá con mới đẻ rất yếu nên bạn cần hạn chế thay nước vì có thể làm cá con sốc và chết hàng loạt.

 

Sản phẩm cùng loại

Cá hải tượng

Cá hải tượng

Giá: 1.700.000VNĐ

Cá La hán

Cá La hán

Giá: 400.000VNĐ

Cá Sóc đầu đỏ

Cá Sóc đầu đỏ

Giá: 10.000VNĐ

Cá Chuột panda

Cá Chuột panda

Giá: 40.000VNĐ

Cá Chuột muối tiêu

Cá Chuột muối tiêu

Giá: 35.000VNĐ

Cá Chuột ab

Cá Chuột ab

Giá: 40.000VNĐ

Cá Hồng vĩ mỏ vịt

Cá Hồng vĩ mỏ vịt

Giá: 100.000VNĐ

Cá Két đỏ

Cá Két đỏ

Giá: 300.000VNĐ

Cá Cánh Dơi

Cá Cánh Dơi

Giá: 100.000VNĐ

0
Zalo
Hotline